Dịch công chứng giấy tờ nước ngoài sang tiếng Việt là bước bắt buộc trước khi sử dụng ở Việt Nam. Tìm hiểu các quy định về việc công chứng bản dịch của pháp luật.
Người phiên dịch giấy tờ
Căn cứ pháp luật:
– Luật Công chứng 2014.
– Thông tư 01/2021 của Bộ Tư pháp.
Bản dịch giấy tờ nước ngoài sang tiếng Việt phải được thực hiện bởi người phiên dịch có chuyên môn. Người phiên dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng và đáp ứng điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
– Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó
– Ký hợp đồng cộng tác viên với tổ chức hành nghề công chứng.
Quy trình dịch và công chứng giấy tờ nước ngoài
Người có nhu cầu dịch và công chứng giấy tờ sẽ mang giấy tờ đó tới tổ chức hành nghề công chứng. Các bước tiếp theo được thực hiện như sau:
– Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản.
– Giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức.
– Người phiên dịch tiến hành phiên dịch giấy tờ, văn bản. Sau đó ký vào từng trang của bản dịch.
– Công chứng viên nhận lại bản dịch, kiểm tra và ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
– Đóng dấu chữ “Bản dịch”, dấu giáp lai và dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Thẩm quyền Dịch công chứng giấy tờ nước ngoài
– Người phiên dịch: Là cộng tác viên có ký hợp đồng với tổ chức hành nghề công chứng
– Người công chứng: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm:
+) Phòng công chứng. (Là cơ quan nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh)
+) Văn Phòng công chứng. Là doanh nghiệp tư nhân, được thành lập bởi các công chứng viên.
Phòng Tư pháp huyện hay UBND xã có được công chứng bản dịch giấy tờ nước ngoài không?
Theo quy định, Phòng Tư pháp huyện hay UBND xã, phường không có chức năng công chứng. Do vậy, họ không có thẩm quyền công chứng bản dịch.
Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người phiên dịch.
Hotline 0988.378.381 – Tư vấn pháp lý miễn phí 24/7